Página 1 de 1

Các cách điều trị bệnh trĩ dứt điểm

Enviado: Qua Nov 09, 2016 12:31 am
por kiwi001
Hiện nay có rất nhiều phương pháp và cách chữa bệnh trĩ nội ngoại đang được áp dụng. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng chữa khỏi bệnh và đạt được hiệu quả như mong muốn với các phương pháp đã chọn. Rất nhiều người bệnh trĩ hiện vẫn còn đau đáu băn khoăn tại sao bệnh chữa mãi không khỏi, đâu mới là thuốc chữa trị bệnh trĩ hiệu quả nhất. Để trả lời cho câu hỏi này, người bệnh cần hiểu rõ hơn về căn bệnh từ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, cách áp dụng thuốc và cách chữa trị bệnh phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể,…. Chi tiết của các vấn đề này các bạn có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Bài viết là những tổng hợp thông tin, đánh giá của các bác sĩ chuyên môn về bệnh trĩ và các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội, cũng như cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhất hiện nay.


1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRĨ
Đối với người bệnh trĩ khi đã mắc bệnh thường ít quan tâm tới nguyên nhân gây bệnh trĩ. Theo các chuyên gia, không chỉ người bình thường cần quan tâm tới các nguyên nhân gây bệnh để biết cách phòng tránh mà người bệnh lại càng cần chú ý hơn tới vấn đề này. Lí do là các nguyên nhân gây bệnh trĩ không chỉ dừng lại ở việc gây bệnh mà còn tác động khiến cho bệnh trĩ trầm trọng hơn và khó điều trị dứt điểm nếu không được phòng tránh. Do đó, bạn cần chú ý đến các yếu tố dưới đây là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và tác động làm gia tăng tình trạng bệnh:

– Do bị táo bón lâu ngày
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Khi bị táo bón là hiện tượng phân khô cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Nếu ai đó gặp phải tình trạng này sẽ phải dùng hết sức để tống phân ra ngoài. Mức độ khó khăn khi đi đại tiện phụ thuộc vào táo bón nặng hay nhẹ. Nếu thường xuyên bị táo bón và phải dùng sức tống phân ra ngoài sẽ gây áp lực lên hậu môn, trực tràng. Khi các tĩnh mạch trĩ bị giãn quá mức sẽ gây bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc rách hậu môn.

– Do chế độ ăn uống không hợp lý
Thường xuyên ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, các loại đồ uống có ga, chất kích thích cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh trĩ ngoại và khiến bệnh khó chữa trị hơn.

– Do gia tăng áp lực lên hậu môn
Hậu môn hay vùng chậu khi bị đè nén gây gia tăng áp lực lên thành mạch, từ đó có thể làm tắc nghẽn lưu thông máu. Khi máu không được lưu thông bình thường lâu ngày sẽ bị phồng to lên thành búi trĩ.

Ở các đối tượng như phụ nữ mang thai, sau khi sinh, những người làm việc nhiều trong môi trường ít vận động (văn phòng) hoặc làm việc nặng quá nhiều, những người ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ nội, trĩ ngoại rất cao.

– Do thói quen vệ sinh không sạch sẽ
Nguyên nhân gây bệnh trĩ còn do nhiễm khuẩn hậu môn. Do vậy nếu khu vực này không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và nhất là sau khi đi đại tiện sẽ gây nhiễm khuẩn dẫn đến hậu môn bị lở loét, sưng phồng khiến cho bệnh trĩ nghiêm trọng hơn và khó điều trị dứt điểm.

– Do căng thẳng
Thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, stress quá độ sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh điều khiển các cơ quan trong cơ thể và lưu thông máu. Bên cạnh đó khi căng thẳng cũng khiến cho cơ thể phải gồng lên khiến sự vận động của cơ quan không được nhịp nhàng, trong đó có lưu thông máu vùng hậu môn trực tràng gây bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.

2. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ
Các dấu hiệu của bệnh trĩ không quá khó để nhận biết. Tuy nhiên người bệnh cũng cần chú ý với những biểu hiện khác thường của cơ thể là triệu chứng của bệnh trĩ. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra kịp thời và đạt hiệu quả nhanh chóng hơn. Các triệu chứng của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại thường gặp như sau:

– Đại tiện ra máu: đây là triệu chứng thường gặp và phổ biến ở hầu hết người bệnh trĩ từ giai đoạn đầu và tăng dần mức độ khi bệnh phát triển. Ban đầu, bạn có thể thấy máu lẫn trong phân hoặc khi dùng giấy vệ sinh vùng hậu môn sẽ thấy máu thấm trên giấy. Khi bệnh phát triển nặng sẽ thấy máu chảy ra nhiều hơn, thành tia máu, thậm chí máu còn chảy ra khi không đi đại tiện và chỉ cần ngồi xổm hoặc bất cứ tác động nhỏ nào gây áp lực vùng hậu môn cũng có thể bị chảy máu.

– Sa búi trĩ: đó là tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. Biểu hiện là người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, vướng vúi ở hậu môn kèm theo bị đau rát. Khi bệnh nhẹ, búi trĩ lòi ra ngoài có thể tự co lại được. Nhưng khi bệnh phát triển nặng, búi trĩ lòi ra ngoài sẽ không tự co lại mà phải cần đến tác động đẩy vào. Hoặc có trường hợp búi trĩ luôn luôn nằm ở ngoài hậu môn.

– Bị đau rát vùng hậu môn: cảm giác đau xuất hiện trong và sau khi đi đại tiện. Cơn đau có thể kéo dài sau đó vài giờ. Ở các trường hợp bệnh nặng thường bị đau trong thời gian dài, thậm chí kéo dài dai dẳng.

– Cảm giác khó chịu vùng hậu môn: ngứa, hậu môn có dịch nhầy ẩm ướt khó chịu.

3. CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ NỘI TRĨ NGOẠI
Hiện nay với sự phát triển của khoa học và y học hiện đại đã tạo ra nhiều cách trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả bên cạnh các bài thuốc dân gian. Với mỗi phương pháp điều trị mang lại hiệu quả khác nhau, thể hiện ưu và nhược điểm riêng. Các chuyên gia đã đưa ra phân tích và đánh giá các cách điều trị bệnh trĩ như sau:

Dùng thuốc chữa trị bệnh trĩ
– Thuốc chữa bệnh trĩ dạng uống: phổ biến dùng thuốc dẫn xuất từ flavonoid. Thuốc này có tác dụng tăng trương lực và bảo vệ tĩnh mạch, tăng tuần hoàn máu làm giảm áp lực vùng hậu môn và chống viêm nhiễm hiệu quả.

– Thuốc trị bệnh trĩ dạng bôi: là các loại thuốc mỡ như pommade có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn vùng hậu môn, phù hợp để chữa bệnh trĩ ngoại.

– Thuốc đạn đặt: phổ biến nhất là dùng thuốc suppositoire đặt vào bên trong hậu môn có tác dụng chống nhiễm khuẩn hậu môn và kháng viêm, sử dụng phổ biến để chữa bệnh trĩ nội.

Ưu điểm của việc dùng thuốc chữa trị bệnh trĩ là đơn giản, thuận tiện cho việc sử dụng nhưng không mang lại hiệu quả chữa trị hoàn toàn bệnh. Bên cạnh đó còn có thể gây ra tác dụng phụ nếu không dùng đúng cách.

Cách chữa bệnh trĩ bằng các thủ thuật
Các phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là chích xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, dùng tia hồng ngoại được áp dụng cho các trường hợp bị bệnh trĩ cấp độ nhẹ (cấp độ 1, 2). Đây đều là các thủ thuật đơn giản nhằm làm giảm lưu thông máu tới vùng trĩ và các triệu chứng của bệnh trĩ.

Các thủ thuật tuy đơn giản nhưng chỉ được áp dụng hiệu quả cho các trường hợp bệnh mới phát hiện còn khi bệnh phát triển nặng hơn thì không có tác dụng. Bên cạnh đó, nếu không được thực hiện bởi những bác sĩ có tay nghề, trình độ chuyên môn sẽ có thể gây nguy hiểm.

Phẫu thuật chữa trị bệnh trĩ
Hiện nay đây là phương pháp được áp dụng rất phổ biến mang lại hiệu quả cao và tương đối an toàn, gọn nhẹ. Thay vì phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống dùng các dụng cụ y tế thông thường thì hiện nay đã được thay thế bằng kĩ thuật hiện đại. Các phương pháp phẫu thuật như phương pháp Longo, khâu treo búi trĩ, dùng máy siêu âm Doppler can thiệp trực tiếp lên búi trĩ là loại bỏ trĩ hoàn toàn để chấm dứt tình trạng bệnh.

Ưu điểm: Đây là cách chữa bệnh trĩ nhanh nhất với thao tác đơn giản, không gây đau đớn, hiệu quả cao, thời gian hồi phục bệnh ngắn và không cần phải kiêng khem quá nhiều sau khi điều trị. Tuy nhiên nhược điểm của nó là chi phí cao nên không phải ai cũng có thể áp dụng. Bên cạnh đó, trước sự xuất hiện tràn lan của các phòng khám bệnh trĩ có sử dụng các phương pháp phẫu thuật chữa bệnh trĩ nếu không được thực hiện đúng cách, chuyên môn sẽ có thể gây nguy hiểm.

Chữa trị bệnh trĩ bằng đông y
Hiện nay xu hướng người bệnh tìm đến cách điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại bằng các bài thuốc đông y trở nên rất phổ biến. Theo đánh giá của bác sĩ chuyên môn có thể chữa trị bệnh trĩ bằng các bài thuốc đông y mang lại hiệu quả cao và an toàn. Các bài thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tuy lâu phát huy tác dụng hơn so với các phương pháp khác nhưng đổi lại cho hiệu quả điều trị lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, chi phí điều trị bệnh bằng các bài thuốc đông y không cao nên áp dụng được cho rất nhiều người.